Chống ồn thạch cao nhà chung cư

1. Cách âm cho cửa sổ, cửa chính và cửa ban công

Trước hết phải xác định và xử lý các khe hở để đảm bảo âm thanh không lọt qua được. Thường xảy ra ở khe cửa, cạnh cửa và cần gắn các dải cao su, xốp, bơm silicon kín để ngăn chặn các nguồn rò rỉ âm thanh. Hoặc có thể làm cửa kính 2 lớp cách nhau bằng lớp khí trơ, gỗ dày hoặc nhiều lớp, gỗ bọc vật liệu xốp như mút hoặc nỷ… quan trọng là các cửa đã sử dụng vật liệu cách âm phải kín khít với khuôn cửa và tường ngăn.

 

chong-on-tran-vach-cho-nha-chung-cu-1-700x700

 

2. Cách âm cho sàn

Có thể sử dụng những chất liệu tiêu âm tốt như thảm trải sàn nhà , sàn gỗ, sàn nhựa. Nếu dùng sàn gỗ thì khi thi công nên gắn dưới lớp gỗ sàn thêm lớp lót đàn hồi như cao su non, hoặc sàn gỗ lát trên khung xương (ván sàn có khoảng cách với kết cấu sàn bê tông).
3. Cách âm cho trần

Để giảm tiếng ồn từ tầng trên xuống có thể sử dụng hệ thống trần thạch cao. Trần thạch cao cách trần bê tông 1 lớp không khí và quan trọng là phải kín không có khe hở trên trần thạch cao. Khi lắp đèn âm trần chú ý đến các khe hở và chọn loại đèn có độ sâu không nhiều để hạn chế việc khoét sâu, chú ý xử lý các mối nối và khe hở để đảm bảo cách âm được hiệu quả.

 
chong-on-tran-vach-cho-nha-chung-cu-2

bao gia chohanghoa.com .vn

4. Cách âm tường vách

Tường càng dày thì khả năng cách âm càng cao. Những vật liệu cho tường cũng ảnh hưởng đến hiệu quả cách âm. Vật liệu sử dụng hiệu quả thường là vật liệu đặc như thạch cao, gạch vữa, gỗ…Thông thường đối với vách thạch cao và vách gỗ người ta sẽ làm một vài lớp vật liệu cách âm ở một giữa tường gạch và một lớp thạch cao hoặc vách gỗ.

Quý khách xem thêm:

Báo giá trần thạch cao

Mẫu trần thạch cao đẹp

Báo giá dịch vụ sơn nhà

Phone