Tìm hiểu về kết cấu và các loại mái che kính hiện nay

Mái che kính hiện nay đã được được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng với ưu điểm vượt trội mà nó mang lại. Vậy mái kính có kết cấu như thế nào? Có bao nhiêu loại mái kính hiện nay trên thị trường? Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết sau đây.

1. Kết cấu của mái che kính

a. Khung đỡ

Được hàn gia cố cẩn thận sử dụng vật liệu thép mạ kẽm, Inox hoặc nhôm hệ. Công đoạn này được làm trước khi đặt kính lên đảm bảo độ phẳng, dốc đều nhau không để tình trạng võng làm đọng nước.

  • Khung sắt: Khá bền, chắc chắn đây là loại vật liệu được sử dụng để lên khung cho mái sảnh kính phổ biến vì giá thành khá thấp. Song sử dụng khung bằng sắt rất dễ bị rỉ sét do khí hậu, thời tiết bên ngoài. Để đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài khi sử dụng, người ta thường phải sơn một lớp mỏng ngoài thanh sắt để chống gỉ, hoen ố.
  • Khung hệ nhôm: Rất nhẹ nhưng vẫn đảm bảo độ cứng cần thiết cho công trình. Khung nhôm thường được lắp đặt với mái sảnh kính dạng treo.
  • Khung Inox: Inox cứng hơn sắt, an toàn hơn sắt, do đó có độ bền hơn sắt. Inox cũng không bị rỉ sét do điều kiện thời tiết bên ngoài, không phải sơn lại như sắt. Loại khung Inox có độ sáng bóng cao nên độ thẩm mỹ cũng sẽ hơn 02 loại trên.

mai che kinh cuong luc 1

Mái che kính nhà phố đẹp

b. Kính sử dụng

Được sử dụng bằng kính cường lực hay kính dán là loại kính có độ an toàn cao có tính chịu lực và chịu nhiệt tốt.

  • Kính cường lực là loại kính được sử dụng phổ biến nhất. Đây là loại kính đã được đưa qua lò xử lí nhiệt và cho nguội nhanh bằng khí nén để tạo sức căng bề mặt cao, có khả năng chịu lực, chịu va đập, chịu trọng tải lớn.
  • Kính dán dán 2 lớp được dán từ 2 hay nhiều lớp lại với nhau, giữa các lớp kính được liên kết bởi màng phim PVB

Kính làm mái về nguyên tắc phải sử dụng kính an toàn để không gây nguy hiểm cho người sử dụng, sinh hoạt. Cả hai loại kính trên đều được xếp vào loại kính an toàn. Kính cường lực khi vỡ sẽ bị phá huỷ thành những mảnh vụn nhỏ, không sắc cạnh, giảm khả năng gây sát thương. Còn kính dán khi bị vỡ tấm kính vẫn định hình bởi lớp phim PVB, hiểu đơn giản như là màng keo dán ở giữa, trông sẽ như những vết nứt mà không bị rơi xuống

Việc lựa chọn kính còn phụ thuộc vào hệ kết cấu khung mái. Nếu như mái sử dụng những tấm kính lớn, thì nên sử dụng kính cường lực, vì có độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt hơn. Hiện nay kính cường lực cũng được ứng dụng nhiều trong thiết kế trang trí ngôi nhà; còn nếu khung mái cho phép chia thành nhiều tấm nhỏ, thì có thể sử dụng kính dán.

c. Keo liên kết

Sử dụng keo kết cấu chuyên dụng phù hợp với khí hậu thời tiết tránh co ngót, giãn nở.

d. Hệ phụ kiện

  • Sử dụng thêm chân nhện Spider tùy theo từng thiết kế nhằm tăng tính chịu lực độ bền cao.
  • Sử dụng bát, trụ gắn định vị kính trực tiếp với phần khung cố định.

mai che kinh cuong luc 3

Mái sảnh kính tòa nhà

2. Phân loại mái che kính hiện nay

a. Mái kính dùng cột chống

Đây là kiểu mái kính truyền thống, toàn bộ kết cấu thép sẽ được đặt trên các cột chống bằng thép sơn tĩnh điện chống gan gỉ hình I, C…hay thép hộp lớn 100×100; 150×150; 200×200…Xung quanh có thể tạo điểm nhấn bằng các hoa sắt nghệ thuật tùy theo kiểu dáng, kích thước mong muốn của gia chủ.

Mái kính dùng cột truyền thống  phù hợp với những thiết kế mái có diện tích lớn nhằm tăng tính chịu lực đảm bảo độ an toàn, chắc chắn trong quá trình sử dụng. Tùy vào diện tích của mái kính mà ta có các kiểu kết cấu khác nhau, kích thước thép dùng cho kết cấu cũng được tính cho từng mái.

b. Mái kính dùng hệ cáp treo

Với loại mái kính này, kết cấu thép được treo bằng cáp (ống sắt có đường kích khác nhau). Một đầu hàn bản mã khoét lỗ vào kết cấu thép, một đầu đặt các bulong chờ trong tường hoặc khoan lỗ bắt vít. Có hai loại vít : vít ma sát và vít hóa chất. Hai đầu này kết nối với nhau bằng ống thép (Cáp) để giữ mái

Mái kính dùng hệ cáp treo có ưu điểm không chiếm hay cản trở không gian bên dưới của công trình.Phần kiến trúc ngôi nhà không bị che khuất bởi các cột chống. Dạng mái này nhìn trông thanh thoát rất phù hợp làm mái đại sảnh cho các tòa nhà, các chung cư cao tầng.

Mái che mái hiên kính cường lực đẹp

Mẫu mái che kính khung thép dùng chân nhện

c. Mái kính dùng chân nhện Spider

Phương pháp sử dụng chân nhện dùng được cho cả mái kính cường lực cột chống lẫn mái kính cường lực dùng cáp treo. Mục đích cho việc dùng chân nhện tạo cách điệu cho mái tăng thẩm mỹ, bên cạnh đó chân nhện có tác dụng giữ các tấm kính chắc chắn và an toàn hơn.

d. Mái sảnh kính

Mái sảnh kính cường lực dùng cho các tòa nhà, văn phòng, các trung tâm thương mại…là nơi có mật độ đi lại đông . Thông thường với mái sảnh kính cường lực sẽ được làm dạng kết cấu cáp treo vì không chiếm vị trí không gian cột, hợp phong thủy…

e. Mái kính giếng trời

Ngày nay giếng trời không còn quá xa lạ với các hộ gia đình hay các công trình xây dựng. Giếng trời là khoảng không gian giữa 4 bức tường trong suốt theo chiều thẳng đứng từ tầng trệt lên mái nhà để tạo sự thông thoáng, lưu thông khí lấy ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà của bạn. Rất phù hợp cho dạng nhà ống, nhà biệt thự liền kề

mai che kinh cuong luc 11

Mái kính cổng dùng khung inox

Tham khảo thêm:

f. Mái kính thông minh

Tuy nhiên để có thể chủ động đóng lại khi thời tiết bất lợi (mưa gió hay nắng to) hoặc mở cửa ra khi tiết trời mát mẻ thì bạn nên có mái kính giếng trời trượt tự động. Với mái kính cường lực di động đòi hỏi trình độ thi công tay nghề cao. Mái kính di động là loại mái kính thông minh, mái kính được chia nhỏ làm nhiều mái có thể dịch chuyển được. Những tấm kính có thể tự động đóng mở theo ý của gia chủ.

bao gia chohanghoa.com .vn

g. Mái kính cường lực kết cấu khung nghệ thuật

Mái kính với kết cấu khung hình hoa văn trang trí khác nhau, nhiều kiểu dáng phù hợp với không gian kiến trúc của công trình. Hệ thống mái vừa đảm bảo tiêu chí an toàn lại đáp ứng được tính thẩm mỹ khi mà các chi tiết hoa sắt uốn lượn chính là điểm nhấn khiến tổng thể căn nhà trở nên nổi bật hơn trong mắt người nhìn. Sản phẩm được dùng nhiều cho các khu biệt thự cao cấp, biệt thự liền kề, mái cho các công trình kiến trúc cổ,…

Quý khách xem thêm:

Phone