Tìm Hiểu Về Khóa Cho Cửa Gỗ Nhựa Composite
Khóa cửa là một bộ phận cấu thành của toàn bộ cửa. Khóa cửa kết hợp với tay nắm giúp đóng cửa một cách dễ dàng và thuận tiện. Vậy cửa gỗ nhựa composite dùng những loại khóa cửa nào? Cùng tìm hiểu với chúng tôi bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
1. Khoá điện tử.
Khóa điện tử: Là tên gọi chung của nhiều dòng khóa thế hệ mới nhất. Khóa được ứng dụng công nghệ vi mạch tiên tiến, bảo mật tốt hơn nhiều so với khóa cơ truyền thống. Khóa điện tử có nhiều cấp độ bảo mật từ mật mã, thẻ từ, vân tay, tương ứng với các tên gọi khác nhau.
Khóa thẻ từ: Sử dụng thẻ từ và chìa cơ để bảo mật. Các dòng khóa thẻ từ thường được sử dụng cho các khách sạn nhà nghỉ. Kết hợp cùng phần mềm cài đặt chung cho hệ thống giúp quản lý check-in khách hàng dễ dàng.
Khóa mã số: Được nâng cấp hơn so với khóa thẻ từ một màn hình cảm ứng, giúp chủ nhà dễ dàng bấm mật mã để mở khóa. Khóa cửa mã số cũng có thẻ từ và chìa cơ dự phòng như khóa thẻ từ.
Khóa vân tay: Là dòng khóa cao cấp nhất trong các loại khóa điện tử. Ngoài chức năng bảo mật bằng thẻ từ, mật mã hay chìa cơ dự phòng, khóa vân tay còn tích hợp mở khóa bằng vân tay. Trên các dòng khóa cửa vân tay còn có thể gắn thêm chuông và các chức năng hiện đại khác.
Khóa điện tử
2. Khoá tay gạt.
Khóa cửa tay gạt là dòng khóa cơ truyền thống, sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Khóa cửa gỗ tay gạt có kết cấu liền thể, chắc chắn. Cấu tạo gồm 3 bộ phận chính là tay khóa, ruột và thân khóa.
Các dòng khóa tay gạt cao cấp thường được sản xuất từ inox304 hoặc đồng. Với các dòng giá rẻ, nhà sản xuất sẽ sử dụng hợp kim mạ để thay thế inox304, nhưng vẫn tạo được vẻ ngoài sáng bóng. Tuy nhiên, khi sử dụng một thời gian, lớp mạ trên tay khóa bị bong tróc, xuống thẩm mỹ.
Khóa mã số
3. Khoá phân thể.
Theo sự phát triển của xã hội, yêu cầu thẩm mỹ về khóa cửa thông phòng ngày càng tăng cao. Và sự ra đời của khóa phân thể thon gọn, tinh tế đã nhanh chóng được thị trường đón nhận. Khóa phân thể là một biến thể từ khóa khóa tay gạt truyền thống. Khóa phân thể có cấu tạo tương tự như khóa cửa tay gạt, nhưng tối giản mặt ốp bên ngoài chỉ còn 2 hình tròn no quanh tay khóa và lõi khóa. Thiết kế trên giúp khóa phân thể thanh thoát và tiết kiệm chi phí hơn khóa cửa gỗ tay gạt.
4. Khoá tay nắm.
Khóa cửa tay nắm tròn từng có thời rất phổ biến, được hầu hết gia đình Việt Nam lựa chọn. Khóa tay nắm tròn sở hữu thiết kế nhỏ gọn, đơn giản, một đầu chìa, một chốt trong. Không chỉ dành riêng cho cửa gỗ, khóa tay nắm còn dùng cho cả cửa nhôm. Cộng thêm giá thành rất rẻ, chỉ vài chục đến vài trăm nghìn một bộ. Vậy nên, mỗi khi nhắc đến khóa tay nắm tròn, người ta thường nghĩ ngay đến khóa cửa vệ sinh.
Tuy nhiên, khóa tay nắm tròn cũng tồn tại nhiều nhược điểm như độ bền, tuổi thọ không cao. Tính ổn định khi sử dụng khóa tay nắm tròn không tốt, thường xuyên bị kẹt. Khi đời sống được nâng cao, khóa tay nắm tròn dần dần bị thay thế bởi các dòng khóa phân thể, khóa tay gạt cao cấp hơn.
Khóa tay gạt
5. Khoá con cóc cửa lùa.
Khóa con cóc là dòng khóa chuyên dụng cho cửa lùa hoặc cửa mở 2 chiều. Kết cấu của khóa con cóc cửa lùa rất nhỏ gọn, không có tay khóa như các dòng khóa khác. Điểm đặc biệt là khóa con cóc không có thiết kế lưỡi gà lò xo mà chốt trực tiếp hoặc móc câu vào khuôn cửa. Vậy nên khóa con cóc cửa lùa an toàn hơn, cũng khó mở hơn khi mất chìa nếu so sánh với các dòng khóa cửa tay gạt. Khóa con cóc còn có tên gọi khác là khóa phụ trợ. Lý do là để hoàn thiện bộ cửa, thông thường người ta phải lắp thêm các phụ kiện khác như tay kéo đẩy Push/ Pull, tay nắm âm,…
Quý khách xem thêm:
- Báo giá cửa nhôm Xingfa
- Báo giá cửa nhôm Việt Pháp
- Báo giá cửa nhựa lõi thép
- Báo giá cửa kính cường lực